1. Cách bắt chuyện khi hỏi các câu phổ biến theo một cách riêng
Thông thường, khi mới quen, bạn sẽ hỏi các câu đại loại như “quê bạn ở đâu, quê bạn có đặc sản gì, bạn học ngành nào/làm việc gì…” Và hỏi theo kiểu “sơ yếu lý lịch” này sẽ khiến cho người nghe rất dễ chán. Và bạn cũng chẳng hiểu gì thêm về con người của họ cả, ngoài tên tuổi, quê quán.
Hãy thử nghĩ ra vài câu hỏi theo cách mà bạn cho là thú vị, về một thông tin phổ biến nào đó
Hãy thử cách bắt chuyện khác như nghĩ ra vài câu hỏi mà bạn cho là thú vị, về một thông tin thông dụng nào đó.
Ví dụ, muốn biết tên của họ, bạn chỉ cần hỏi “bạn có phải tên là Lan không? – Không hiểu sao nhìn bạn mình lại đoán tên bạn là Lan (cười). Chắc chắn đối tác sẽ đính chính thông tin, bạn có được tên của họ và cuộc nói chuyện cũng thân mật hơn, không quá cứng nhắc nữa. Hãy tự tin giao tiếp và thực hành nhiều để có thể nắm được nghệ thuật bắt chuyện này nhé.
2. Đừng hỏi theo công thức
Phần chung chúng ta gặp một người nào đó đều hỏi thông tin sơ bộ của người kia, sau đó mới trò chuyện sâu hơn về những chủ đề vặt vãnh khác.
Cách bắt chuyện này khiến bạn trở nên thật nhàm chán trong mắt người đối diện, và làm cho không khí trở nên gượng gạo. Sao không thử hỏi chuyện theo một lối ngược lại và mở đầu câu chuyện bằng những câu liên quan đến bối cảnh lúc đó?
Chẳng hạn, nếu hai bạn đang đi tàu, xe, bạn có thể hỏi “bạn đi tàu/xe nhiều lần không? có bị say tàu xe không? Bạn có muốn đổi chỗ cho thoáng hơn không?…; hoặc ở thư viện, bạn có thể hỏi họ về một cuốn sách nào đó…
Cách bắt chuyện này khiến cho hai người vào mạch chuyện trò được tự nhiên, sau đó bạn hỏi sâu hơn về thông tin cá nhân của họ cũng chưa muộn.
3. Hãy hỏi chuyện như thể bạn muốn biết thực sự
Nhiều bạn hỏi chuyện người khác nhưng khi nghe câu trả lời lại chỉ ậm ừ cho qua chuyện, rồi sau đó nói lảng sang chủ đề khác. Cách nói chuyện hời hợt này chẳng để lại ấn tượng cho rất nhiều người lắm.
Nguyên tắc giao tiếp là hãy thực tâm khi nghe câu trả lời của họ, và đưa ra những câu hỏi sâu hơn về thông tin mà họ đưa ra.
Ví dụ, nếu hỏi tên, sau khi người nghe trả lời, hãy hỏi thêm “tên bạn có nghĩa là gì?” tiếp theo đó, bạn có thể nói về tên của mình và cái tên có thể trở thành một chủ đề thú vị hơn bạn nghĩ đấy.
4. Không hỏi chuyện riêng tư
Cuộc nói chuyện sẽ không còn nhàm chán khi bạn chỉ xoay quanh những chủ đề chung chung thường thấy nữa
Bạn muốn biết thêm về đời sống riêng của họ, quan điểm sống, chuyện tình yêu… của người đối diện?
Một trong các câu hỏi vô duyên nhất của các chàng trai với cô gái mới quen là “em có người yêu chưa?
Xinh như em chắc có người yêu rồi nhỉ…” Nếu bạn hỏi các câu như thế, người nghe sẽ cho rằng bạn bắt chuyện làm quen chỉ để tán tỉnh vẩn vơ chứ không thực lòng muốn nói chuyện với họ và sẽ gạch chéo tên bạn trong đầu ngay. Tốt nhất là đừng hỏi các chuyện như thế.
Thay vào đó, bạn hãy khéo léo trong ứng xử bằng cách chọn một trong những chủ đề sau để tìm hiểu cuộc sống riêng của họ:
- Bạn có nhiều bạn bè không?
- Ngoài giờ học, bạn có hay đi chơi hay đi đâu đó không?
- Mình thích xem tranh biếm họa lắm, hơi khác thường nhỉ. Bạn có thích làm gì kỳ quặc không?
- Bạn biết khu mua sắm ABC chứ? Mình thấy con gái hay đến đó, không biết bạn thế nào?
- Bạn giống một người bạn của mình quá. Này, bạn có hay chơi thể thao không? Bạn của mình thích hoạt động ngoài trời lắm.
- Mình thấy càng lớn mọi người càng không sợ thầy cô giáo. Đặc biệt, sinh viên rất hay nói xấu thầy cô. Bạn có sợ thầy cô giáo không? (cười)
5. Thành thật khi nói chuyện với người khác
Chúng ta không thể nói một mối quan hệ tốt đẹp mà thiếu đi sự chân thành của cả hai bên. Hãy lắng nghe chân thành và chia sẻ chân thành.
Để cuộc nói chuyện khỏi rơi vào im lặng, bạn có thể chia sẻ về bản thân bạn. Lưu ý khi kể về bản thân trong thời kỳ làm quen, đừng chia sẻ các chuyện buồn, chuyện quá riêng tư, thu nhập, tình hình tài chính của bạn. Điều này sẽ gây khó xử cho người nghe và khiến bạn trở nên thực dụng, kém tinh tế.
6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Đây cũng là một phần khá quan trong để bạn nắm bắt được diễn biến của cuộc nói chuyện. Bạn cần chủ động quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối tượng như cái gãi đầu, sự ngập ngừng, hay ngó lơ đều là biểu hiện cho thấy cuộc nói chuyện đang nhàm chán; bạn cần thay đổi.
Ngoài ra, bản thân bạn cũng nên tạo ngôn ngữ cơ thể bản thân được cởi mở, thỉnh thoảng trao đổi ánh mắt, gật đầu, hoặc đặt bàn tay lên ngực để cho thấy bạn đồng cảm với họ.
7. Vờ như bạn đã quen biết bạn í và đến bắt chuyện
Cách này chỉ nên được áp dụng bởi các boy nào khéo ăn khéo nói một ít, nếu không thì sẽ bị “bắt bài” ngay. Bạn có thể chào cô ấy như chào một người bạn bình thường, nói chuyện đôi chút về những tin “hot” vừa mới đây, về câu slogan trên áo cô ấy... tất cả tùy thuộc vào độ “tinh ý” của bạn. Khi bạn í chuẩn bị nhận ra bạn là một... người lạ, thì hãy cười tươi và xin lỗi: “Ôi tớ nhầm ấy với một bạn gái mà tớ quen. Bạn í là hot girl cực xinh ở trường tớ đấy.” Đảm bảo không có cô gái nào là không ấn tượng trước cách làm quen hay ho này đâu!
8. Trêu chọc bạn í một chút
Hãy hỏi tên bạn í, và khi bạn ấy nói tên xong, hãy hỏi lại một lần nữa: “Tên ấy là gì cơ?”, song song... nhích gần vào bạn í một tí. Hỏi lại như thế tầm 3 lần để bạn í hiểu rằng bạn đang đùa, rồi mỉm cười: “Tớ phải hỏi đi hỏi lại như thế để không bao giờ quên tên ấy, … ạ.” Trò đùa nho nhỏ này sẽ “phá băng” không khí và khiến cho cuộc trò chuyện thêm vui vẻ hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét